Kinh tế

Kinh tế Thế giới

Giải Nobel giúp giải quyết bài toán bất bình đẳng

Trong khi ngay cả những nền kinh tế nghèo nhất thế giới cũng đã trở nên giàu có hơn trong những thập kỷ gần đây, họ vẫn tiếp tục tụt lại xa so với các nền kinh tế có thu nhập cao hơn – và khoảng cách này không có dấu hiệu thu hẹp. Theo các nhà kinh tế đoạt Giải Nobel năm nay, các thể chế là một lý do chính cho tình trạng này. Từ việc tái thiết Ukraine đến việc điều chỉnh trí tuệ nhân tạo, những hệ lụy này có tầm quan trọng sâu rộng và ảnh hưởng lớn.

Châu Á Kinh tế

Tận dụng tối đa FDI

Khi nói đến việc chuyển hóa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành sự tăng trưởng thu nhập và nâng cấp công nghệ, Thâm Quyến, Trung Quốc đã thành công vượt trội hơn so với Penang, Malaysia. Lý do rất đơn giản: Thâm Quyến, không giống như Penang, đã hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương đổi mới sáng tạo.

Kinh tế Việt Nam

Về dự án đường sắt cao tốc của Việt Nam

Từ gần vài tháng nay, các trang Facebook bắt đầu hiện lên những lời quảng cáo có cánh cho một dự án của quốc gia mà đã lâu rồi nó nằm ngủ yên, đó là dự án đường sắt cao tốc. Người ta bắt đầu vẽ nên một thế giới tươi đẹp với nhiều mầu hồng mà ở đó hành khách sẽ ăn sáng, uống cà phê ở Hà Nội, ăn trưa ở Sài Gòn, và buổi chiều có thể quay lại Hà Nội. Với tốc độ được cho là 350 km/h, khoảng thời gian để đi 1500 km từ Hà Nội vào Sài Gòn sẽ rút ngắn lại còn chừng 4h. Song song đó trên Facebook là những quảng cáo rằng đường sắt của Trung Quốc sau khi học hỏi từ Nhật Bản và Đức giờ đã trở nên ưu việt hẳn đến nỗi những công ty đường sắt của Nhật và Đức không thể bắt kịp công nghệ của Trung Quốc nữa. Cả hai quảng cáo kết hợp thật nhịp nhàng cùng với giàn đồng thanh của chính phủ nhất quyết phải xây đường sắt cao tốc. Trong dự án này, tổng công ty đường sắt Việt Nam được cho là đơn vị sẽ quản lý và điều hành dự án này một khi nó hoàn thành. Còn tiền để đầu tư dự án này? Tất nhiên là từ chính phủ Việt Nam và có lẽ là đi vay. Nhưng ai sẽ cho vay?

Kinh tế Thế giới Trung Quốc

HarmonyOS khiến ngành công nghệ Trung Quốc rơi vào thế khó xử

Áp lực phải ủng hộ hệ điều hành trong nước dẫn đến việc vội vàng phát hành ứng dụng.

Việc Huawei ra mắt hệ điều hành HarmonyOS Next vào tháng 6 vừa qua đã đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Được nhiều người cho là “tuyên bố độc lập” khỏi Android của Google, phiên bản hệ điều hành mới nhất của Huawei đóng vai trò trung tâm trong tham vọng của công ty nhằm thiết lập một hệ sinh thái nội địa cho các thiết bị thông minh.

Kinh tế Thế giới Trung Quốc

Tại sao thành ngữ ‘Tạp oa mại thiết’ thời Đại Nhảy vọt lại hồi sinh ở Trung Quốc?

Gần đây, một thành ngữ cổ bất ngờ lan truyền trở lại trong giới chính trị và quan chức Trung Quốc. Tạp oa mại thiết – câu này có nghĩa là “đập tan tất cả nồi chảo trong nhà, rồi bán chúng như sắt vụn.” Câu thành ngữ yêu cầu mọi người phải hy sinh tất cả đã phản ánh hoàn cảnh khó khăn hiện tại ở Trung Quốc.