Việt Nam

Kinh tế Việt Nam

Về dự án đường sắt cao tốc của Việt Nam

Từ gần vài tháng nay, các trang Facebook bắt đầu hiện lên những lời quảng cáo có cánh cho một dự án của quốc gia mà đã lâu rồi nó nằm ngủ yên, đó là dự án đường sắt cao tốc. Người ta bắt đầu vẽ nên một thế giới tươi đẹp với nhiều mầu hồng mà ở đó hành khách sẽ ăn sáng, uống cà phê ở Hà Nội, ăn trưa ở Sài Gòn, và buổi chiều có thể quay lại Hà Nội. Với tốc độ được cho là 350 km/h, khoảng thời gian để đi 1500 km từ Hà Nội vào Sài Gòn sẽ rút ngắn lại còn chừng 4h. Song song đó trên Facebook là những quảng cáo rằng đường sắt của Trung Quốc sau khi học hỏi từ Nhật Bản và Đức giờ đã trở nên ưu việt hẳn đến nỗi những công ty đường sắt của Nhật và Đức không thể bắt kịp công nghệ của Trung Quốc nữa. Cả hai quảng cáo kết hợp thật nhịp nhàng cùng với giàn đồng thanh của chính phủ nhất quyết phải xây đường sắt cao tốc. Trong dự án này, tổng công ty đường sắt Việt Nam được cho là đơn vị sẽ quản lý và điều hành dự án này một khi nó hoàn thành. Còn tiền để đầu tư dự án này? Tất nhiên là từ chính phủ Việt Nam và có lẽ là đi vay. Nhưng ai sẽ cho vay?

Chính trị Đảng triều Tô Lâm Việt Nam

Hoàng Việt Khánh, Lâm Đồng, bị tuyên án tù tám năm vì đăng tải hơn 100 bài viết nói xấu Đảng và lãnh đạo

Toà án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng hôm 24/9 đã tuyên án tù tám năm với ông Hoàng Việt Khánh (sinh năm 1983) với cáo buộc tội “làm,  tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngoài ra, ông này còn phải chịu án ba năm quản chế tại địa phương sau khi mãn hạn tù.

Chính trị Đảng triều Tô Lâm Việt Nam

Việt Nam tiếp tục bắt giữ hai người bị cáo buộc tham gia tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời

Truyền thông Nhà nước cho biết, hai người bị bắt là Trần Thị Hồng Duyên (40 tuổi) và Bùi Thị Ánh Ngọc (66 tuổi) cùng ngụ tại TP Rạch Giá. Cả hai đều bị cáo buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Chính trị Việt Nam

Một cuộc thâu tóm quyền lực ở Hà Nội  

Tháng trước, Tô Lâm, người giữ chức vụ chủ tịch nước Việt Nam từ tháng 5, trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng qua đời. Sự lên ngôi của Lâm đánh dấu một bước ngoặt tiềm năng trong cách thức quản trị đất nước. Nhà nước Đông Nam Á này là một trong số ít quốc gia được điều hành bởi một chế độ độc tài do Đảng Cộng sản chi phối. Nhưng khác với Trung Quốc, quốc gia mạnh nhất trong khu vực, Việt Nam không được điều hành bởi một lãnh đạo duy nhất. Thay vào đó, bốn trụ cột được gọi là—tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội—tạo thành bộ máy lãnh đạo. Lâm, cựu bộ trưởng công an, được cho là vẫn kiểm soát không chính thức lực lượng cảnh sát và tình báo mặc dù đã chính thức từ bỏ quyền lực đó vào đầu năm nay. Do đó, ông có khả năng trở thành nhân vật quyền lực nhất ở Việt Nam kể từ giữa thập niên 1980.

Thế giới Việt Nam

Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực quân sự: Tác động tới an ninh quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

AI sẽ định hình tương lai của chiến tranh và tác động đến môi trường an ninh toàn cầu như thế nào? AI sẽ tác động ra sao tới răn đe hạt nhân và ổn định chiến lược trên toàn cầu? Liệu công nghệ này có khiến cho xung đột vũ trang trở nên dễ xảy ra hơn hay không? Đây là những câu hỏi lớn, có tầm vóc chiến lược mà các nhà nghiên cứu nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung cần có lời giải đáp thỏa đáng.