Hoa Kỳ Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc Thế giới Trung Quốc

Tương đồng và khác biệt trong trao đổi chiến lược Mỹ – Trung mới nhất

Từ ngày 27 đến 28 tháng 8, ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, Vương Nghị – Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã tiến hành một vòng trao đổi chiến lược mới với Jake Sullivan – Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ.

Đánh giá từ báo cáo cuộc họp được hai bên công bố, lập trường của hai bên có những điểm tương đồng và đã đạt được một số đồng thuận mới. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn còn nhiều khác biệt và bất đồng sâu sắc.

Chính trị Việt Nam

Nhân kỷ niệm Cách Mạng Tháng 8, giải oan cho Lâm Đức Thụ

Cuộc Cách Mạng Tháng 8 (19/8/1945) mà chúng ta sắp kỷ niệm lần thứ 78 đã mở đầu cho một giai đoạn khủng bố kinh hoàng. Hàng trăm nghìn người đã chết trong vài năm sau không phải vì chiến tranh. Trong tuyệt đại đa số họ là những người yêu nước và có kiến thức. Họ đã bị hành quyết, ám sát và thủ tiêu vì bị nghi ngờ là có thể không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Một trong những nạn nhân đáng thương nhất là Lâm Đức Thụ. Ông là một trong những người xuất chúng nhất của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20 cả về tài năng lẫn nhân cách. Ông đã bị giết một cách dã man, vợ con có lẽ đã bị thủ tiêu ngay sau đó. Hơn thế nữa ký ức của ông còn bị bôi nhọ mà không có ai bênh vực ông. Trả lại công lý cho Lâm Đức Thụ trước hết là bổn phận của lương tâm.

Chính trị Việt Nam

Tân Tổng bí thư Tô Lâm sẽ tiếp tục di sản ‘dở dang’ của người tiền nhiệm thế nào?

Loạt bài viết kỳ này lý giải bốn vấn đề chủ yếu sau: Một, vì sao khủng hoảng kế vị luôn diễn ra dưới chế độ toàn trị; Hai, Tân Tổng bí thư Tô Lâm sẽ bảo vệ chế độ “kiểu Putin”?; Ba, chống tham nhũng vẫn tiếp tục là công cụ lưỡng dụng: niềm tin dân chúng và thanh trừng phe phái; Và, bốn, bảo vệ tư tưởng đảng trong bối cảnh tăng trưởng nhờ thị trường để đảm bảo tính chính danh.

Chính trị Thế giới Trung Quốc

Giới học giả Trung Quốc đang phủ nhận thực tế về cuộc chiến ở Ukraine

Dù phần lớn các trường đại học và viện chính sách ở Trung Quốc đều được nhà nước tài trợ, nhưng các nhà phân tích và học giả làm việc ở đó vẫn giữ được mức độ độc lập nhất định, và quan điểm của họ có thể gây ảnh hưởng lên chính phủ ở một mức độ nào đó.

Chính trị Nga Thế giới

Tại sao chế độ Putin bền bỉ đến vậy?

Chế độ chính trị mà Tổng thống Vladimir Putin lãnh đạo ngày hôm nay khác với chế độ khi ông bắt đầu cuộc chiến vào năm 2022. Nga đã là một quốc gia chuyên chế suốt nhiều năm, với các cuộc bầu cử quốc gia nghiêng hẳn về đảng của Putin, và giới tinh hoa cầm quyền được kết nối thông qua mạng lưới những người bảo trợ lâu năm. Nhưng kể từ cuộc xâm lược Ukraine, Nga đã trở thành một chế độ chuyên chế theo chủ nghĩa cá nhân thực sự, với quyền lực không được kiểm soát nằm gọn trong tay một người – Putin – trong khi các thể chế chính trị còn lại của đất nước bị đẩy xuống các vị trí phụ thuộc trong hệ thống phân cấp chuyên chế.

Chính trị Nga Thế giới

Việc Ukraine chiếm lãnh thổ Nga có thể giúp sớm kết thúc chiến tranh

Chiến dịch này đã chứng tỏ khả năng của Ukraine trong việc gây bất ngờ và khai thác những bước tiến đột ngột, điều mà phía Nga vẫn chưa thể làm được kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược. Đây cũng là lần đầu tiên nước Nga bị quân đội nước ngoài xâm lược kể từ Thế chiến II, theo đó cho người Nga thấy rõ rằng cuộc chiến đẫm máu mà họ gây ra chống lại nước láng giềng đã quay trở lại quê nhà của họ. Những người ủng hộ Ukraine ở phương Tây dường như cũng đồng tình, với việc Nhà Trắng và Liên minh châu Âu đưa ra các tuyên bố rằng việc triển khai chiến dịch là tùy thuộc vào Ukraine.